Cách thiết kế phòng bếp và nhà vệ sinh cho nhà ống hợp lý nhất

Đăng lúc: 2024-10-03 16:58:05

1. Vì sao cần chú ý thiết kế phòng bếp và nhà vệ sinh cho nhà ống?


Bên cạnh phòng khách, phòng ngủ thì gian bếp và nhà vệ sinh cũng là những không gian chức năng cơ bản cần có trong mọi kiểu nhà. Việc thiết kế 2 phòng này cũng phải được chú trọng, bởi lý do sau:

Phòng bếp là trái tim của ngôi nhà, nơi mà cả nhà sẽ cùng nhau quây quần ăn uống bên mâm cơm hàng ngày. Nó còn liên quan tới tài lộc và các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Nếu bố trí nội thất, chọn hướng và vị trí hợp phong thủy sẽ mang đến tiền tài, hạnh phúc cho gia chủ và ngược lại.

Nhà vệ sinh thì đại diện cho khí âm, có sự tác động tiêu cực đến luồng dương khí trong căn nhà ống. Do đó, việc đặt sai chỗ, sai quy tắc phong thủy sẽ làm phân tán khí xấu khắp không gian sống, tiêu tán năng lượng tốt, cản trở công danh sự nghiệp của chủ nhà.

2. Thiết kế phòng bếp cho nhà ống chuẩn nhất

2.1. Chọn phong cách thiết kế


Trong thiết kế phòng bếp và nhà vệ sinh cho nhà ống, khu bếp có nhiều phong cách kiến trúc khác nhau gồm kiểu hiện đại, tân cổ điển, tối giản. Tùy thuộc vào diện tích không gian, ngân sách cho phép và sở thích mà chúng ta sẽ chọn lối thiết kế phù hợp. Lưu ý, dù chọn phong cách nào thì cũng cần có sự đồng nhất, hài hòa với tổng thể công trình xây dựng.
mẫu thiết kế nhà bếp hiện đại

●    Phong cách tối giản: Đúng như tên gọi của nó, kiểu phòng bếp tối giản chỉ giữ lại những món đồ thực sự cần thiết như tủ bếp, bàn bếp, bếp nấu, đồ gia dụng cơ bản,... Dùng tông màu sáng giúp tạo hiệu ứng mở rộng không gian.
●    Phong cách hiện đại: Thiết kế phòng bếp nhà ống hiện đại sử dụng đồ nội thất thông minh, đa năng, đường nét và hình khối đơn giản. Mang đến cảm giác rộng rãi, thoáng đãng cho không gian.
●    Phong cách tân cổ điển: Có sự pha trộn giữa phong cách hiện đại và cổ điển, từng chi tiết trang trí tỉ mỉ, cầu kỳ. Thường lắp đặt đồ bằng chất liệu gỗ tự nhiên cao cấp, làm toát lên sự giàu sang, xa hoa và khẳng định vị thế của gia chủ.

2.2. Tông màu chủ đạo của phòng bếp nhà ống


Bếp nhà ống thường có diện tích nhỏ nên hãy ưu tiên những tông màu trung tính như trắng, kem, be, vàng nhạt, xám nhạt,... để sơn tường làm màu nền. Từ đó, giúp căn phòng nhìn thông thoáng và đem lại cảm hứng nấu nướng cho người nội trợ. Tránh các gam màu quá nổi hoặc quá tối, nó sẽ khiến bếp nhà bạn trở nên rối mắt và bí bách.
thiết kế nhà bếp - 1
 

2.3. Vật liệu đồ nội thất trong gian bếp


Trong bếp thì chất liệu tủ bếp quan trọng và cần phải cân nhắc nhất. Gia chủ có thể chọn mua loại tủ bằng gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp tùy khả năng tài chính của mình. Gỗ tự nhiên thì bền đẹp, cao cấp, sang trọng, chống mối mọt tốt nhưng giá khá cao. Còn tủ gỗ công nghiệp thì đa dạng mẫu mã, nhìn đẹp mắt, độ bền trung bình và giá rẻ.

2.4. Yếu tố phong thủy của phòng bếp


Phong thủy phòng bếp nhà ống được quyết định bởi nhiều yếu tố bao gồm: vị trí đặt bếp, hướng bếp. Trong đó, hướng bếp nên hợp tuổi của gia chủ nhằm đón tài lộc, sức khỏe, nguồn năng lượng tích cực vào nhà. Ngoài ra, hãy nhớ tránh bố trí bếp thẳng cửa ra vào sẽ khiến tiêu tán tiền bạc, sinh bệnh tật.

>>> Xem thêm báo giá xây nhà trọn gói tại đây <<<
 

3. Thiết kế nhà vệ sinh cho nhà ống phù hợp

3.1. Vị trí đặt nhà vệ sinh


Nếu gian bếp cần tập trung vào nhiều thứ thì nhà WC bạn chỉ phải chú ý đến một số điều cơ bản. Đầu tiên chính là vị trí, nên làm không gian này ở chỗ thoáng khí, nằm phía cuối căn nhà. Tuyệt đối không đặt gần hoặc phía trên phòng thờ.

Có nên đặt WC dưới gầm cầu thang? Đây chắc hẳn là thắc mắc chung của nhiều gia đình khi xây dựng nhà ống. Thực tế, phương án trên giúp tiết kiệm diện tích hiệu quả nhưng bạn cần chú ý thiết kế chiều cao cũng như chiều rộng phòng hợp lý và bố trí cửa thông khí nhằm tránh ẩm mốc.

3.2. Lựa chọn đồ nội thất


Trong nhà vệ sinh sẽ có những món đồ như bồn rửa mặt, chậu tắm, vòi hoa sen, bồn cầu, gương soi, bình nóng lạnh... Hãy lựa chọn sản phẩm có kích thước phù hợp không gian, ưu tiên mẫu bồn tắm thiết kế tam giác để đặt ở góc phòng, tối ưu không gian.

3.3. Về ánh sáng trong phòng WC


Nên thiết kế các ô cửa sổ để tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên nhìn cho thoáng đãng. Đồng thời, nó vừa có tác dụng thông gió, giảm mùi hôi hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn hãy lắp đèn trần kết hợp cùng đèn LED giúp gia tăng tính thẩm mỹ và tạo ra hiệu ứng phản chiếu không gian.
nội thất nhà vệ sinh - 1
 

4. Lưu ý khi thiết kế phòng bếp và nhà vệ sinh nhà ống


Khi thiết kế phòng bếp và nhà vệ sinh cho nhà ống, để đảm bảo về công năng, thuận tiện trong quá trình sinh hoạt của các thành viên trong gia đình thì bạn cần lưu ý những vấn đề quan trọng như sau:

4.1. Không đặt phòng bếp và WC ở trung tâm nhà


Việc bố trí bếp và nhà vệ sinh ở trung tâm nhà ống vừa gây mất mỹ quan vừa ảnh hưởng đến việc sinh hoạt. Đầu tiên, 2 không gian này đều giữ mùi và ẩn nấp nhiều vi khuẩn. Nên nếu ở trung tâm sẽ ảnh hưởng xấu đến toàn bộ ngôi nhà, gây khó chịu cho các thành viên trong gia đình. Chưa kể, bếp thuộc hành hỏa nên dễ tiêu tán các năng lượng tốt. Vì thế, hãy đặt bếp và nhà vệ sinh ở cuối nhà, góc trong cùng.

4.2. Phòng bếp nhà vệ sinh đặt tách biệt nhau


Thường nhiều gia đình hay để phòng bếp và nhà vệ sinh kề nhau nhưng bạn nên tách biệt chúng ra là tốt nhất. Bằng cách dùng vách ngăn hoặc cửa kính giúp phân chia thành 2 không gian độc lập, không làm ảnh hưởng đến nhau. Bởi bếp là chỗ nấu nướng, ăn uống nếu sát WC sẽ nhìn mất lịch sự, không đảm bảo vệ sinh và xấu cả về phong thủy.

4.3. Cửa bếp và nhà vệ sinh không nên đối diện nhau


Bếp tượng trưng cho hành hỏa, nhà WC thuộc hành thủy mà thủy khắc hỏa. Cho nên, không được đặt cửa 2 phòng này đối diện nhau sẽ gây xung khắc dẫn đến những điềm xấu ảnh hưởng tới tài lộc, sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Để hóa giải giải điều này trong trường hợp 2 phòng đối diện nhau thì bạn hãy tạo vách ngăn, màn treo hoặc bức bình phong.

4.4. Không đặt cửa chính nhìn thẳng vào bếp, WC


Cửa chính là nơi đón nhận các luồng khí từ bên ngoài vào, còn phòng bếp lại giữ vượng khí. Vì thế, để tránh luồng khí xấu làm ảnh hưởng vượng khí làm hao hụt tiền tài, gia đạo không yên,... thì không nên thiết kế cửa ra vào đối diện với bếp. Trường hợp, bắt buộc phải bố trí như vậy thì làm thêm vách ngăn sẽ giúp hóa giải xung khắc.
Để có được phương án thiết kế phòng bếp và nhà vệ sinh cho nhà ống tối ưu, phù hợp, quý khách hãy liên hệ đến Trường Sinh. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế và thi công xây nhà trọn gói, chúng tôi luôn mong muốn có cơ hội đồng hành và mang đến cho bạn không gian sống tuyệt vời. Thông tin liên hệ tư vấn và hỗ trợ: 098.460.1683 - 0975.258.999 - 085.258.9999.

 

DỊCH VỤ THIẾT KẾ

Thiết kế nhà ở

Xem thêm

Thiết kế biệt thự

Xem thêm

Thiết kế chung cư

Xem thêm

Thiết kế sửa chữa

Xem thêm

Thiết kế nội thất

Xem thêm

Thiết kế văn phòng, nhà hàng

Xem thêm

Xây nhà trọn gói

Xây nhà trọn gói Hà Nội

Xem thêm

Xây nhà trọn gói Thái Bình

Xem thêm

Xây nhà trọn gói Hải Phòng

Xem thêm

Xây nhà trọn gói Quảng Ninh

Xem thêm

Xây nhà trọn gói Hưng Yên

Xem thêm

Xây nhà trọn gói Bắc Ninh

Xem thêm

Sửa nhà trọn gói

Sửa nhà trọn gói Hà Nội

Xem thêm

Hoàn thiện biệt thự

Xem thêm

Hoàn thiện chung cư

Xem thêm

CÔNG TRÌNH ĐÃ THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

Đối tác