Những loại móng cơ bản trong xây dựng nhà ở

Đăng lúc: 2019-12-04 23:03:55

Móng nhà là một bộ phận vô cùng của quan trọng nằm dưới cùng của công trình xây dựng như nhà ở, tòa nhà, cầu cống hay đập nước... Móng nhà sẽ đảm nhiệm chức năng trực tiếp tải trọng của công trình vào nền đất bảo đảm cho công trình chịu được sức ép của trọng lực từng các tầng, lầu khối lượng của công trình đảm bảo sự chắc chắn của công trình. Móng phải được thiết kế và xây dựng và thi công công trình không bị lún gây ra nứt hoặc đổ vỡ các công trình xây dựng.

Nền móng là phần đất nằm dưới đáy móng chịu toàn bộ hoặc phần lớn tải trọng công trình đè xuống, còn gọi là nền đất, nơi chịu toàn bộ tải trọng của công trình, lại là thành phần của công trình được chôn sâu và kỹ.. Móng nhà là một trong những yếu tố quan trọng nhất cần được lưu ý khi xây nhà hoặc các công trình khác. Đây là nơi quyết định cho sự kiên cố, bền vững và là nền tảng nâng đỡ cả công trình.

Móng của công trình giống như những chân đế với kích thước và hình dạng khác nhau tuỳ theo tính chất của khu đất và tuỳ thuộc vào độ cao, tải trọng của công trình bên trên. Khi công trình nằm trên khu đất mềm hoặc khi công trình có một độ cao nhất định thì nền móng phải có hình dạng to ngang và sâu để phần diện tích tiếp xúc với đất được nhiều.
 

Các loại móng phổ biến được sử dụng trong xây dựng nhà ở dân dụng


Kiến Trúc & Xây dựng Trường Sinh là đơn vị chuyên thiết kế kiến trúc và kết cấu xâ dựng nhà ở gia đình. từ những kinh nghiệm  xây nhà trọn gói và thi công nhiều công trình cao tầng, chúng tôi đã đúc kết được rằng việc lựa chọn loại móng nhà nào để thi công phải được lên phương án và tính toán một cách cụ thể, chính xác. Quá trình thi công phải được giám sát nghiêm ngặt bởi đội ngũ giám sát thi công tốt nghiệp từ các trường đại học chuyên ngành xây dựng, đội ngũ thi công xây nhà phải chuyên nghiệp và tay nghề thợ giỏi, có ý thức và trách nhiệm trong công việc.
 

Móng công trình có nhiều loại: móng đơn, móng bè, móng băng hay móng cọc. Tuỳ thuộc vào tải trọng, chiều cao của công trình bên trên và tính chất các tầng đất của công trình mà kỹ sư sẽ quyết định, tính toán và sử dụng loại móng phù hợp và an toàn. Đối với những công trình nhà ở nhỏ và thấp tầng như nhà phố hay biệt thự thì phần nền móng cũng không quá phức tạp ngoại trừ công trình nằm trên những khu đất quá "Mềm" (hay nền đất yếu). Tuy nhiên, đối với những công trình cao tầng như chung cư hay các loại cao ốc thì phần nền móng sẽ phức tạp hơn rất nhiều từ việc thiết kế đến thi công.

Hiện nay ngành xây dựng đang có xu hướng sử dụng những vật liệu thô, thân thiện với môi trường. Các vật liệu thô được sử dụng nhiều nhất là: cừ tràm, cừ bạch đàn, cừ dừa, phên tre, cót tre…

 

Móng đơn

 

Móng đơn chính là các loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực. Loại móng này được sử dụng dưới chân cột nhà, cột điện, mố trụ cầu,…Những nơi có địa chất tốt, yên tĩnh không bị tác động bởi xe tải chạy qua.

Móng đơn nằm riêng lẻ, trên mặt đất có thể là hình vuông, chữ nhật, tám cạnh, tròn,… Móng đơn có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp. Loại móng này cũng thường dùng khi sửa chữa cải tạo nhà nhỏ lẻ và cũng là giải pháp tiết kiệm nhất trong các loại móng.

 

Móng băng

 

Móng băng thường có dạng một dải dài, có thể độc lập hoặc giao nhau (cắt nhau hình chữ thập), để đỡ tường hoặc hàng cột. Việc thi công móng băng thường là việc đào móng quanh khuôn viên công trình (tòa nhà) hoặc đào móng song song với nhau trong khuôn viên đó. Móng thuộc loại móng nông, là những móng xây trên hố đào trần, sau đó lấp lại, chiều sâu chôn móng khoảng dưới 2 đến 3m, trong trường hợp đặc biệt có thể sâu đến 5m và thường được xây dưới tường hoặc dưới hàng cột

Trong xây dựng nhà, móng băng hay dùng nhất, vì nó lún đều hơn và dễ thi công hơn móng đơn, chi phí cũng được tối giảm.Khi các hàng cột hoặc tường có cả hai phương thì dải móng băng giao nhau có dạng ô cờ trên mặt bằng. Móng băng ở hồi nhà thường dùng phải tốt hơn móng băng dọc nhà, móng băng tường ngăn. Thường đặt đáy móng băng cùng chiều sâu nên móng băng ở hồi nhà thường rộng hơn.

 

Móng cọc

 

Móng cọc là các loại móng gồm có cọc và đài cọc, dùng để truyền tải trọng của công trình xuống lớp đất tốt đến tận sỏi đá nằm ở dưới sâu. Người ta có thể đóng, hạ những cây cọc lớn xuống các tầng đất sâu, nhờ đó làm tăng khả năng chịu tải trọng lớn cho móng. Cọc tre, cọc cừ tràm ở Việt Nam được sử dụng như một biện pháp gia cố nền đất dưới móng công trình. Ngoài ra ngày nay thường sử dụng cọc bê tông cốt thép bằng phương pháp ép cọc xuống nền đất tốt.
 


 

Móng bè

 

Mong bè trải rộng dưới toàn bộ công trình để giảm áp lực của công trình lên nền đất. Đây là một loại móng được dùng chủ yếu ở nơi có nền đất yếu, sức kháng nén yếu dù không hay có nước hoặc do yêu cầu cấu tạo của công trình.
 

Sai lầm của những đơn vị thiết kê nhà ở không chuyên nghiệp.

 

Khảo sát địa chất không kỹ

 

Rất nhiều hộ gia đình khi xây nhà không tiến hành bước đo đạc, kiểm soát địa chất hoặc nếu có cũng chỉ tiến hành qua loa, sơ sài. Khảo sát địa chất sẽ giúp chúng ta biết được tình trạng đất của nhà mình, xét xem loại đất ấy có phù hợp để xây nhà hay không và có những biện pháp gì để có thể xây nhà trên những loại đất ấy mà không lo nhà ở bị sụt lún khi xây.
 

Thiết kế móng không tốt

 

Trong quy trình làm móng nhà, thiết kế móng không tốt, không phù hợp sẽ dẫn tới tình trạng móng nhà không chắc, dễ bị sụt lún.

Chúng tôi xin chia sẻ thông tin về một số loại móng phổ biến bạn có thể tham khảo thêm:

Móng sâu: Đây là loại móng tương đối sâu, chỉ sử dụng cho các công trình có tải trọng lớn như nhà cao tầng hay các tòa văn phòng, chung cư,… Loại móng này không nên xây ở những nơi có mạch nước ngầm lớn bởi sẽ rất dễ xảy ra hiện tượng sụt lún khi mưa to, gió lớn.

Móng nông: Độ sâu từ 1,2÷3,5m được sử dụng cho các công trình có tải trọng nhẹ, trung bình. Đối với các tòa nhà 2- 5 tầng người ta thường dùng móng cọc khoan nhồi có đường kính cọc phổ biến từ 0,8m – 1,4m, hay dùng nhất là loại cọc ð 1m và ô 1,2m.

Những điều cần biết khi thiết kế và thi công móng nhà đạt bảo chất lượng

 

Khảo sát địa chất kỹ lưỡng

 

Một trong những bước quan trọng trong quy trình làm móng nhà chính là khảo sát địa chất kỹ càng. Trước khi xây nhà, thông thường nhà thầu sẽ tiến hành khảo sát địa chất, điều kiện đất nền tại địa điểm thi công để tránh tối đa các vấn đề xấu có thể xảy ra trong tương lai do sụt lún công trình đồng thời giúp đề ra phương án xây dựng nền móng hiệu quả tiết kiệm được chi phí xây dựng.

Để công trình tồn tại và sử dụng được một cách bình thường, loại đất thích hợp để làm móng nhà phải đảm bảo chặt và kiên cố, khô ráo, khả năng thấm cao và khó xảy ra tình trạng nghiêng lún. Bên cạnh đó, chủ nhà cũng tránh xây móng ở những nơi có mức nước quá cao, dễ gây ẩm thấp nhằm tránh được vấn đề sàn nhà bị ẩm thấp, lạnh lẽo, nghiêng lún và hạn chế ô nhiễm nguồn nước.
 

Phải lựa chọn loại móng phù hợp khi xây nhà

 

Chúng tôi đã nhiều lần nhấn mạnh rằng việc lựa chọn loại móng quyết định chất lượng công trình nhà ở. Để làm được việc này bạn cần nắm một số loại móng thông dụng đối với từng loại nhà ở, sau đó bàn bạc với chủ đầu tư, nhà thầu để kiểm tra và lựa chọn phương án phù hợp nhất cho công trình của mình.
 

Đảm bảo quy trình thi công

 

Việc đổ móng nhà không đảm bảo sẽ dẫn đến nhiều tác hại nghiêm trọng như nứt sàn bê tông, thấm sàn, sụt lún, nghiên, tuổi thọ công trình thấp. Vì thế, để đảm bảo chất lượng các công trình cần chú ý nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng và thiết kế khoa học.

Trên đây là các loại móng phổ biến trong xây dựng nhà ở. Hi vọng bài viết của chúng tôi sẽ giúp Quý vị hiểu rõ hơn về các loại móng trong xây dựng.

Nếu Quý vị có nhu cầu xử lý nền móng yếu và xây nhà trọn gói Quý vị vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

>>> Xem thêm báo giá xây nhà trọn gói năm 2020

DỊCH VỤ THIẾT KẾ

Thiết kế nhà ở

Xem thêm

Thiết kế biệt thự

Xem thêm

Thiết kế chung cư

Xem thêm

Thiết kế sửa chữa

Xem thêm

Thiết kế nội thất

Xem thêm

Thiết kế văn phòng, nhà hàng

Xem thêm

Xây nhà trọn gói

Xây nhà trọn gói Hà Nội

Xem thêm

Xây nhà trọn gói Thái Bình

Xem thêm

Xây nhà trọn gói Hải Phòng

Xem thêm

Xây nhà trọn gói Quảng Ninh

Xem thêm

Xây nhà trọn gói Hưng Yên

Xem thêm

Xây nhà trọn gói Bắc Ninh

Xem thêm

Sửa nhà trọn gói

Sửa nhà trọn gói Hà Nội

Xem thêm

Hoàn thiện biệt thự

Xem thêm

Hoàn thiện chung cư

Xem thêm

CÔNG TRÌNH ĐÃ THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

Đối tác